In ấn là quá trình tạo nên các văn bản, hình ảnh trên những chất liệu khác nhau. Để phục vụ nhu cầu in ấn của khách hàng có rất nhiều công nghệ in ấn khác nhau. Như in offset, in flexo, in kỹ thuật số, in nhiệt và in laser,…Với mỗi công nghệ in sẽ có những ưu điểm đem đến hiệu quả riêng. Cùng TeHar tìm hiểu những công nghệ in ấn phổ biến hiện nay nhé!
1. Công nghệ in Offset
Là công nghệ in ấn hiện đại nhất và phổ biến nhất hiện này. Trong kỹ thuật in offset, phần tử in được hiển thị trên ống bản kẽm. Trong đó các phần tử in bắt mực và phần tử không in bắt nước. Sau đó, ống bản kẽm này ép hình ảnh, chữ đã dính mực in được ép lên các tấm cao su (hay còn được gọi là các tấm offset) trước rồi ép từ tấm cao su này lên giấy in.
Ưu điểm – Nhược điểm công nghệ in Offset
Ưu điểm
– Khả năng in tốc độ cao, số lượng bản in lớn.
– Kỹ thuật này cũng cho chất lượng hình ảnh cao và rõ nét. Màu sắc bản in đẹp và hầu như không bị lem mực sau quá trình in.
– Có thể in được nhiều vật liệu khác nhau.
– In được trên cả bề mặt phẳng và ghồ ghề
– Chi phí in phải chăng với điều kiện in số lượng lớn.
Nhược điểm
– Chi phí đầu tư cao,phù hợp với in thương mại.
– Mất nhiều thời gian ở khâu chuẩn bị khuôn in. Trong trường hợp cần in số lượng nhỏ và lấy ngay, đây là phương pháp in không phù hợp.
– Cần chuẩn bị kỹ khuôn in để tránh lỗi số lượng lớn.
– Chi phí in phải chăng với điều kiện in số lượng lớn.
2. Công nghệ in Flexo
In flexo (Flexography) là công nghệ in có bản in nổi được tạo bằng cao su hoặc nhựa polyme. Các bản in được tạo ra bằng phương pháp kỹ thuật số hoặc analog. Các phần từ cần in có bề mặt nổi cao hơn các phần tử không in trên bản in. In flexo thường được ứng dụng in trên nhiều bề mặt vật liệu. Như nhựa, giấy bạc, film, tem nhãn, thùng carton bao bì, in cốc và đặc biệt là các sản phẩm in dạng cuộn.
Ưu điểm – Nhược điểm công nghệ in Flexo
Ưu điểm
– Mực được pha trộn sẵn trong máng, rất nhanh khô, giúp tốc độ in nhanh và công suất in lớn. Điều này giúp cho máy in Flexo có khả năng in cuộn rất tốt.
– Có thể in được trên nhiều bề mặt vật liệu.
– Chi phí in phải chăng nếu in với số lượng lớn
– Cho phép in cả 2 mặt
Nhược điểm
– Mất nhiều thời gian ở khâu chuẩn bị khuôn in. Trong trường hợp cần in số lượng nhỏ và lấy ngay, đây là phương pháp in không phù hợp.
– Có thể xuất hiện các đường kẻ do trục mực cung cấp không đều. Hoặc mực trong các giếng bị khô.
– Mực có thể bị lem qua các cạnh bên do dư mực từ trục anilox sang khuôn in.
3. Công nghệ in Laser
In laser là kỹ thuật in dựa trên nguyên lý tĩnh điện gián tiếp. Quá trình in được thực hiện bằng việc quét trực tiếp các chùm tia laser. Hướng chúng sang thụ quan ánh sáng của máy in. In laser là kỹ thuật in thông dụng với tốc độ in cực nhanh. Do cấu hình linh hoạt và cấu tạo máy in thông minh. Đây cũng chính là ưu điểm của máy in laser. Ngoài ra máy in laser còn có ưu điểm như tạo ra văn bản màu đen hoàn hảo. Có khả năng xử lý tốt các lệnh in có khối lượng lớn. Bên cạnh đó, in laser cũng có một số nhược điểm như chất lượng in kém hơn so với in offset. Thích hợp in số lượng ít vì chi phí cao.
Ưu điểm – Nhược điểm công nghệ in Laser
Ưu điểm
– So với các công nghệ in có mực, In bằng laser thổi bay một phần vật liệu. Nên có ưu điểm vượt trội là nội dung in sẽ tồn tại vĩnh viễn mà không chịu ảnh hưởng từ yếu tố môi trường. Trừ khi chi tiết in bị biến đổi hay phá huỷ.
– Tốc độ khắc nhanh. Có thể ứng dụng trên dây truyền công nghiệp.
– Ít chi tiết chuyển động, đảm bảo sự hoạt động ổn định, bền bỉ.
Nhược điểm
– Laser Fiber và CO2 là loại sinh nhiệt, sinh mùi trong quá trình khắc.
– Cần chọn dòng máy phù hợp với vật liệu cần khắc.
Khi sự dụng máy in Laser cần lưu ý đến tiêu chuẩn an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế IEC 60825
- Cấp I: Laser an toàn, không có khả năng gây hại cho mắt. Có thể do công suất laser thấp hoặc có vỏ bọc ngăn cản sự tiếp xúc trực tiếp với con người. Chẳng hạn như đầu đọc trong máy CD.
- Cấp II: Laser có công suất lên tới 1mW. Có thể gây hại nếu nhìn không chớp mắt vào nguồn laser trong thời gian dài. Tuy vậy, phản ứng chớp mắt sẽ ngăn ngừa các tổn thương.
- Cấp IIa: Công suất nằm ở khoảng cuối 1mW. Nhìn liên tục quá 1000 giây (~17 phút) sẽ gây vết bỏng trên giác mạc. Tia laser trên dòng máy quét thương mại sẽ nằm trong khoảng này.
- Cấp IIIa: Nguồn laser khi kết hợp với các thiết bị quang học( tiêu biểu là thấu kính hội tụ) sẽ nằm trong lớp này. Công suất laser thường không vượt quá 5mW hoặc công suất chùm tia <2,5 mW/ cm2. Tiếp xúc trực tiếp với mắt trong vòng 2 phút có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho võng mạc.
- Cấp IIIb: Tia laser ở cấp độ này có thể gây hại trực tiếp cho mắt vĩnh viễn. Với độ phơi sáng từ 1/ 100 giây hoặc lâu hơn tùy thuộc vào cường độ laser. Ngoài ra còn gây nguy cơ hỏa hoạn hoặc làm bỏng da nhẹ. Công suất thường từ 5- 500W. Nên đeo kính khi nhìn trực tiếp vào tia laser.
- Cấp IV: Với công suất đầu ra lớn hơn 500mV. Chùm tia laser có thể gây ra tổn thương vĩnh viễn, nghiêm trọng cho mắt hoặc da nếu bị chiếu trực tiếp. Nhiều loại tia laser quân sự được liệt vào nhóm này.
4. Công nghệ in kỹ thuật số
In kỹ thuật số là phương pháp in ấn hiện đại áp dụng công nghệ kỹ thuật số máy tính vào in ấn. Hình ảnh từ file thiết kế được máy tính phân tích, tự động pha mực. Đầu phun của máy in phun mực ngay lập tức trực tiếp tư lên bề mặt cần in.
Ưu điểm – Nhược điểm công nghệ in kỹ thuật số
Ưu điểm
– Mực in được cung cấp rộng rãi hơn, do đó chúng có chi phí rẻ. Ngoài ra, phụ kiện hộp mực mở rộng ( Inkbulk) cho phép tái sử dụng hộp mực. Từ đó tiết kiệm chi phí hơn.
– Chất lượng bản in: Ngay cả trên những máy in cầm tay đơn giản vẫn có khả năng cho ra những bản in chất lượng.
Nhược điểm
– Máy in phun có nhiều chi tiết hơn, do vậy độ tin cậy của chúng không bằng máy in nhiệt.
– Độ bền của bản in không cao khi tiếp xúc thường xuyền với độ ẩm, hoá chất…
5. Công nghệ in nhiệt
In chuyển nhiệt (Thermal transfer Printer) là một công nghệ in kỹ thuật số. Sử dụng công nghệ để làm nóng lớp phủ ribbon và dính vào chất liệu cần in. Thông thường, in chuyển nhiệt trên áo được chia thành hai công đoạn chính là in lên giấy rồi ép nhiệt để hình in có thể bám vào áo.
Ưu điểm – Nhược điểm công nghệ in nhiệt
Ưu điểm
– Có ít cơ cấu chuyển động hơn, làm chúng bền hơn so với in phun ( không tắc mực, phun nhoè, lệch…)
– Bản in trên máy in nhiệt có tuổi thọ lâu hơn và chịu được nhiều điều kiện thời tiết. Ví dụ: Nhãn in nhiệt trên áo có thể chịu được nắng, mưa, môi trường nóng, hay hoá chất như xà phòng…
– Vì mực in được trải đều trên mặt, số lượng ký tự không làm thay đổi chi phí in.
Nhược điểm
– Máy in nhiệt có chi phí đầu tư lớn, cả khi thường xuyên phải thay cuộn giấy / ruy băng cũng sẽ khiến chi phí sản xuất tăng cao.
Đơn vị cung cấp các giải pháp in uy tín, chất lượng, giá rẻ?
Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực máy in, TeHar tự hào là đơn vị cung cấp các giải pháp in ấn chất lượng và giá cả phải chăng. Được nhiều doanh nghiệp lựa chọn, đồng hành trong các dự án sản xuất. Đội ngũ nhân viên nhiệt tình, dày dặn kinh nghiệm có thể hỗ trợ bạn ngay khi gặp sự cố. Vậy còn chờ gì mà không liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và test thử miễn phí.
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ TECH HARMONY
📍54c Lưu Hữu Phước, P.Cầu Diễn, Q.Nam Từ Liêm, HN
☎ 0942 92 06 92