Việc mua tủ điện gia đình hoặc tủ công nghiệp thì đều phải lựa chọn nó có hợp với hệ thống của mình không. Vậy làm sao để xác định được các tiêu chí để có cách chọn kích thước tủ điện phù hợp? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết điều đó.

1. Kích thước các loại vỏ tụ điện

Thông thường với mỗi nhà sản xuất vỏ tủ điện sẽ có những sản phẩm kích thước khác nhau. Không đồng nhất của tiêu chuẩn lắp đặt tủ điện. Nhà sản  sẽ căn cứ theo tiêu chuẩn nhu cầu sử dụng phổ biến của người dùng trên thị trường để sản xuất kích thước tủ điện tiêu chuẩn. Và đã có các loại kích thước tiêu chuẩn như sau:

1.1. Kích thước vỏ tủ điện trong nhà

Vỏ tủ điện trong nhà hiện nay có vật liệu từ tôn tráng kẽm hoặc tôn sơn tủ điện. Hiện nay có thêm loại tủ điện âm tường dành có các loai aptomat hoặc  tổng. Ở Việt Nam chưa có kích thước tiêu chuẩn nào về quy định kích thước của vỏ tủ điện. Tuy nhiên, các nhà sản xuất sẽ dự theo các module và không gian lắp đặt để sản xuất.

Với vỏ tủ điện trong nhà sẽ có từ 2 – 24 module có kích thước như sau:

  • Chiều cao: từ 210 – 2200 mm
  • Chiều rộng: từ 160 – 900 mm
  • Chiều sâu: từ 100 – 650 mm

1.2. Kích thước vỏ tủ điện ngoài trời

Tủ điện ngoài trời thường thiết kế khá là tỉ mỉ. Và có thể nói là cẩn thật trọng khi nó được thiết kế cho việc đặt ngoài trời. Một trong những nơi có thể chịu tác động từ môi trường như tia cực tím, mưa, sương muối, hóa chất axit… bị ăn mòn.

Do đó, tiêu chuẩn sản xuất sẽ cao hơn. Chất liệu sản xuất cần đảm bảo hơn về các hoạt bên trong tránh được rò rỉ điện. Việc gia công sản xuất kích thước tủ điện ngoài trời sẽ phức tạp hơn so với các loại tủ điện trong nhà hơn rất nhiều. Chính vì thế, tủ điện ngoài trời sẽ đắt hơn các loại tủ điện trong nhà.

Tiêu chuẩn kích thước vỏ tủ điện ngoài trời hiện nay:

  • Chiều cao: từ 210 – 2200 mm
  • Chiều rộng: từ 160 – 900 mm
  • Chiều sâu: từ 100 – 650 mm

1.3. Kích thước vỏ tủ điện đặc biệt

Vỏ tủ điện đặc biệt được sử dụng vật liệu mà có khả năng chống ăn mòn cao (Inox), gioăng chống nước,… Được sản xuất đặc biệt và chuyên dụng theo yêu cầu tiêu chuẩn. Cho nên, các sản phẩm tủ điện đặc biệt này sẽ được sản xuất hợp đồng. Hoặc được sản xuất theo kích thước riêng của khách hàng yêu cầu.

2. Những điều cần biết khi lựa chọn tủ điện

2.1. Xác định kích thước vỏ tủ điện

Kích thước tủ điện nhỏ được xác định bằng những thiết bị dự định lắp trong vỏ tủ điện. Hãy đảm bảo rằng vỏ tủ điện có kích thước hợp lý. Không nên quá chật, gây khó khăn cho việc lắp đặt. Nếu có thể hãy để vỏ tủ rộng một chút cho thoải mái. Nếu như bạn không quan tâm lắm đến vấn đề chi phí và không gian đặt tủ.

2.2. Môi trường lắp đặt tủ

Môi trường lắp đặt ảnh hưởng đến độ bền của tủ điện. Những vỏ tủ nằm ngoài trời sẽ có yêu cầu khắt khe hơn so với những vỏ tủ trong nhà. Kết cấu sẽ thay đổi để ngăn chặn được sự xâm nhập của nước và bụi từ môi trường.

Vỏ tủ ngoài trời cần có mái dốc để thoát nước. Cánh tủ được thiết kế để chống nước và bụi lọt vào. Ngoài ra tủ điện ngoài trời phải có lớp sơn tĩnh điện. Điều này đảm bảo cho tủ có khả năng chống chịu tốt với thời tiết.

Ngoài ra cần biết có chất ăn mòn xung quanh nơi đặt tủ điện mini hay không. Đó là căn cứ để chọn loại vật liệu gia công và chất sơn tích điện phù hợp.

Nếu lắp đặt tủ điện trong môi trường có chất ăn mòn như nhà máy hóa chất, cần sử dụng inox để làm vỏ tủ. Còn nếu lắp đặt ở môi trường ngoài trời, vỏ tủ được làm từ vật liệu Composite; tấm kim loại với độ dày và kích thước phù hợp.

3. Các loại vỏ tủ điện có 1 hay 2 cửa?

Tủ điện một cửa sử dụng để chứa các thiết bị điện tử nhỏ hoặc trong hệ thống dòng điện nhỏ. Chúng ít gây nguy hiểm cho người sử dụng và các thiết bị đóng cắt có dòng điện lớn.

Mục đích cách ly các thành phần nguy hiểm với người vận hành mà vẫn đảm bảo được các hoạt động. Và các tác động từ người dùng có thể điều chỉnh thiết bị sử dụng chỉnh.

3.1. Vỏ tủ điện sử dụng panel hay thanh gá?

Panel hay tấm bản gá chúng đều là tấm kim loại được gắn bên trong tủ. Điều đặt biệt là nó có thể được tháo ra, lắp vào dễ dàng và linh hoạt. Panel thì được sử dụng để gắn các thiết bị điều khiển nhỏ. Được dùng trên những tủ một lớp cánh giúp lắp ráp đơn giản và nhanh chóng.

Thanh gá hay còn gọi là giá đỡ là một hệ thống các thanh ngang – dọc có khả năng di chuyển. Được sử dụng nhiều cho các loại tủ điện hai cửa mở nhờ tính cơ động. Có thể điều chỉnh nhanh chóng trong quá trình lắp ráp thiết bị. Chủ yến dùng cho các tủ có kích thước lớn có độ sâu vỏ tủ ≥ 300mm.

3.2. Vị trí lắp đặt

Trước khi mua vỏ tủ điện, gia đình hãy xác định vị trí lắp đặt linh kiện vỏ tủ điện. Thông báo cho nhà sản xuất:

  • Tủ đứng sử dụng thường được dùng chung với đế gắn chặt xuống nền bằng bulong.
  • Tủ treo cột thường sẽ có đai ôm cột để treo tủ bám chắc vào các cột điện.
  • Tủ treo tường hoặc tủ âm tường sẽ có móc gắn, tiện lợi cho việc lắp đặt các thiết bị điện dòng nhỏ.

Với nhiều năm kinh nghiệm, TeHar chuyên cung cấp các dòng tủ điện đa dạng về kích thước, bền bỉ chất lượng theo thời gian, giá cả ưu đãi nhất thị trường. Hy vọng bài chia sẻ này sẽ giúp bạn lựa chọn được loại thiết bị phù hợp dành cho gia đình. Mang đến một cuộc sống an toàn và tiện lợi. Xin cảm ơn!

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ TECH HARMONY

📍54c Lưu Hữu Phước, P.Cầu Diễn, Q.Nam Từ Liêm, HN

☎ 0942 92 06 92

✉ sales@tehar.vn