Việc lắp ráp tủ điện công nghiệp đạt chuẩn góp phần vào sự an toàn cho con người. Và hoạt động của hệ thống điện cũng như hệ thống dây chuyền máy móc. Vậy bạn có biết quy trình lắp ráp tủ điện công nghiệp như thế nào là đúng kỹ thuật và đạt hiệu quả nhất? Hãy cùng TeHar tìm hiểu chi tiết về thiết bị tủ điện công nghiệp. Cũng như vai trò của thiết bị này ở trong bài viết dưới đây nhé!.

1. Tầm quan trọng của tủ điện công nghiệp đối với hệ thống điện?

Tủ điện là nơi lắp đặt cũng như bảo vệ cho các thiết bị điện đầu nguồn. Là nơi điều khiển và phân phối điện cho toàn bộ công trình. Không những thế tủ điện còn giúp cho toàn bộ hệ thống điện hoạt động một cách hiệu quả. Bảo vệ an toàn cho người dùng trước những sự cố về điện không mong muốn.

Ngày nay tủ điện công nghiệp được ứng dụng trong các công trình lớn. Hệ thống điện có cấu tạo phức tạp, nhu cầu sử dụng điện lớn. Lắp đặt tủ điện công nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng như:

  • Đảm bảo cho toàn bộ hệ thống điện hoạt động hiệu quả và an toàn. Hay giúp chia nguồn điện thành các mạch điện riêng biệt. Các mạch đều có thiết bị chuyển mạch hoặc cầu chì. 
  • Bảo vệ các thiết bị điện khỏi các tác động từ bên ngoài như: bụi bẩn, nước hay côn trùng,…
  • Bảo vệ an toàn cho tính mạng của con người. Tránh khỏi nguy cơ bị điện giật khi gặp sự cố ngoài mong muốn.
  • Duy trì việc cung cấp điện thường xuyên. Chuyển nguồn cung cấp điện nhanh chóng để đảm bảo hệ thống vận hành được liên tục. Không bị gián đoạn khi điện lưới gặp sự cố bất ngờ.
  • Đảm bảo công suất hoạt động ổn định cho các nhà máy, trạm bơm, xưởng sản xuất, hệ thống chiếu sáng công cộng…

2. Quy trình lắp đặt tủ điện công nghiệp theo tiêu chuẩn kỹ thuật chuẩn nhất

  • Bước 1: Lập sơ đồ bố trí các thiết bị và nguyên lý hoạt động của chúng.

Đây là công đoạn đầu tiên của quá trình lắp  tủ điện công nghiệp. Và cũng là bước đầu quan trọng nhất của cả quá trình. Chính vì thế cần người có kinh nghiệm lâu năm để lập sơ đồ phân bổ các thiết bị điện tránh các sai sót không đáng có.

  • Bước 2: Khảo giá thị trường các nguyên vật liệu cần mua.

Nên mua những vật liệu có chất lượng cao và dư tải. Dựa vào sơ đồ bố trí đã được thiết kế từ bước 1 để sắp đặt các vật tư vào các vị trí trên bảng.

  • Bước 3: Sau khi đã tính toán và lựa chọn được các thiết bị cần thiết cho tủ điện công nghiệp. Tiếp đến chúng ta cần lựa chọn vỏ tủ điện để chứa các thiết bị đó.

Cần phải lưu ý mua vỏ tủ điện có kích thước phù hợp với các thiết bị điện đã mua.

Trên mặt tủ, ta sẽ gia công các lỗ để gá lắp các thiết bị như đèn báo, đồng hồ, nút nhấn…Việc gia công các lỗ khoan này có thể được thực hiện bằng máy CNC. Hoặc có thể khoan khoét thủ công bằng tay.

  • Bước 4: Lắp đặt các thiết bị lên bảng điện

Bảng điện có thể được làm bằng các vật liệu. Như ván ép dày 10mm, phíp hoặc bằng sắt. Bảng điện thông thường sẽ được đặt ở vị trí nằm ngang khi lắp ráp.

Khi lắp đặt các thiết bị lên bảng điện cần chú ý sao cho thuận tiện nhất cho quá trình sử dụng sau này và đảm bảo được cả tính thẩm mỹ.

  • Bước 5: Đấu nối dây dẫn điện: 

Việc đấu nối hệ thống dây dẫn điện phải thật gọn gàng và khoa học. Đầu cốt phải được phân màu rõ ràng như: đỏ, vàng, xanh, đen,… Và đánh số thứ tự để dễ dàng kiểm soát và sửa chữa khi cần thiết.

  • Bước 6: Sau khi lắp các thiết bị điện xong, thử độ an toàn cách điện của bảng điện với các cơ phận lắp trên bảng. Mục đích xem có bị rò rỉ điện hay quá trình lắp có gặp vấn đề gì hay không.
  • Bước 7: Thử lại 1 lần với tải nhỏ để chắc chắn mọi bộ phận vận hành bình thường thì mới cho lắp vào tổng bộ điện.
  • Bước 8: Làm khung chân tủ sau đó lắp đặt tủ vào vị trí. Kéo dây điện từ các động cơ vào tủ, kéo điện lưới vào tủ.

Việc lắp khung chân cho vỏ tủ là điều cần thiết. Tránh những trường hợp nền đất bị ẩm ướt gây nên những nguy hiểm không đáng có nếu bị rò rỉ điện. 

  • Bước 9: Thử lại phần dây nối tiếp đất, đảm bảo an toàn về điện. Dây nối tiếp đất của cánh cửa tủ và thân tủ phải là loại đồng, dây dẹt, đan lưới, mềm và khó bị đứt.

3. Các vấn đề cần lưu ý khi lắp đặt tủ điện

Lắp đặt đúng tiêu chuẩn thiết kế để phát huy tối đa khả năng hoạt động của tủ điện. Việc tuân thủ thiết kế ban đầu sẽ tránh được tình trạng phải làm lại từ đầu. Hiệu quả sử dụng được lâu dài.

Vật liệu làm tủ điện phải phù hợp với vị trí lắp đặt. Đảm bảo chống chịu được với các tác động từ môi trường khắc nghiệt bên ngoài. Cũng như sự tấn công của các động vật có hại.

Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình lắp đặt và các yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo an toàn khi lao động. Phát huy tối đa công năng sử dụng của tủ điện.
Việc dùng sơn tĩnh điện cho toàn bộ bề mặt sẽ nâng cao tuổi thọ của tủ điện hơn những loại tủ thông thường.

Trước khi đưa vào vận hành chính thức phải chạy thử xem quá trình lắp đặt có gặp lỗi gì hay không.

Với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực công nghệ , TeHar tự hào là nhà cung cấp chuyên phân phối các giải pháp cũng như thiết bị tủ nguồn, tủ điện chất lượng cao, đáp ứng mọi nhu cầu khắt khe của khách hàng với giá cả cực kì cạnh tranh.

Trên đây, là quy trình lắp ráp tủ điện công nghiệp đạt tiêu chuẩn nhất. Hy vọng, thông qua bài chia sẻ này quý khách sẽ nắm được những thông tin cơ bản để lắp đặt hệ thống điện một cách phù hợp hơn. Thiết kế tủ điện công nghiệp là yêu cầu cần thiết đối với các công trình xây dựng hiện nay. Các chủ đầu tư nên tìm hiểu kỹ và lựa chọn cho công trình của mình những tủ điện công nghiệp thích hợp. 

Để tham khảo thêm giá của sản phẩm tủ điện xin mời quý khách hàng liên hệ trực tiếp với chúng tôi. Xin cảm ơn!

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ TECH HARMONY

📍54c Lưu Hữu Phước, P.Cầu Diễn, Q.Nam Từ Liêm, HN

☎ 0942 92 06 92

✉ sales@tehar.vn