In Flexo là gì? Mặc dù công nghệ in Flexo hiện này đã rất phổ biến tuy nhiên không phải ai cũng biết và hiểu rõ về công nghệ in này. Nó ra sao, hoạt động như thế nào? Được ứng dụng vào công việc gì?…. Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết này. Các bạn hãy cùng tìm hiểu nhé.

1. Công nghệ in Flexo là gì?

In flexo (gọi đầy đủ là Flexography) là kỹ thuật in sử dụng bản in nổi để in trực tiếp. Đây có thể xem là một phiên bản hiện đại hơn của công nghệ in dập chữ. Với kỹ thuật flexo người dùng có thể in trên mọi bề mặt. Như nhựa, màng kim loại, giấy màng bóng kính hay các loại giấy,… In flexo đa phần được sử dụng trong in các loại tem nhãn, bao bì, túi giấy và các thùng carton. Đặc biệt là in decal dạng cuộn thì hầu như đều sử dụng cách in flexo.

2. Cấu tạo của máy in Flexo

Cấu tạo của máy in Flexo có những thành phần cơ bản như sau:

  • Trục cấp mực (Metering Roll): là trục tròn, ngập 1 phần trong máng mực. Có tác dụng chuyển mực từ máng sang trục anilox, một số nơi gọi là trục đo sáng.
  • Trục anilox (Anilox Roll): là trục kim loại có bề mặt gồm nhiều lỗ nhỏ. Tác dụng là chuyển mực từ trục cấp mực sang khuôn in. Mực được chứa trong các lỗ nhỏ trên bề mặt (gọi là giếng mực).
  • Thanh gạt mực (Doctor Blade): được làm từ thép hoặc polyme. Có tác dụng gạt để làm sạch mực trên bề mặt của trục anilox. Hạn chế hiện tượng bị nhòe bản in.
  • Trục gắn khuôn in (Plate Cylinder): thường được làm từ chất liệu cao su. Các khuôn in được gắn lên phía trên về mặt và cố định bằng băng keo, từ trường hoặc chốt khóa.
  • Khuôn in (Flexographic Printing Plate): làm từ nhựa photopolymer. Có thể chế tạo bằng phương pháp quang hóa hoặc khắc laser. Các yếu tố như độ dày, độ cứng hay mềm của khuôn sẽ phụ thuộc vào vật liệu cần in (giấy, carton hay các loại màng).
  • Trục ép áp lực (Impression Cylinder): làm từ cao su. Giúp ép bề mặt vật liệu cần in vào trục gắn khuôn để chuyển mực từ khuôn sang bề mặt.
  • Khay chứa mực (Ink Tray)

3. Nguyên lý hoạt động của công nghệ in Flexo

Đầu tiên cần tạo ra bản in nổi bằng nhựa photopolymer. Có thể thực hiện bằng phương pháp kỹ thuật số hoặc analog. Mực sẽ được cấp cho khuôn thông qua trục anilox (Trục anilox được chế tạo từ kim loại với hàng ngàn lỗ nhỏ trên bề mặt) được nhúng 1 phần vào khay đựng mực. Các hạt mực được chứa trong các lỗ của trục anilox. Để tiết kiệm mực in thì bên gia công thường sử dụng một thanh gạt mực để bỏ bớt phần mực thừa. Trục anilox tiếp xúc với khuôn in và chuyển mực sang khuôn. Cuối cùng là khuôn in ép lên bề mặt cần in để tạo hình ảnh.

4. Ưu và nhược điểm của công nghệ in Flexo

Ưu điểm công nghệ in Flexo

  • In flexo là kỹ thuật in không kén chất liệu in. Có thể in theo kỹ thuật flexo lên tất cả các loại chất liệu, các loại bề mặt mà chất lượng in vẫn đảm bảo. Trong khi các kỹ thuật in khác không làm được như vậy. In lên các chất liệu mềm sử dụng trong trang phục đã trở nên quen thuộc với mọi người. Người ta sử dụng công nghệ này để in sẵn họa tiết, hoa văn, hình, chữ… lên quần áo, mũ, giày dép, túi xách để bán ra thị trường.
  • Mực in nhanh khô và không bị lem màu ra sản phẩm. Độ bám dính của mực in rất tốt, bền màu.
  • Máy in flexo tương đối đơn giản và giá thành thấp. Có hai loại máy để các bạn lựa chọn là máy in từng tờ rời và máy in cuộn. Loại máy in cuộn được sử dụng nhiều hơn
  • Bề dày cho vật liệu in rất đa dạng. Có thể tùy chọn bề dày cho vật liệu từ 30 microns (màng bọc thực phẩm plastic) đến 2000- 3000 microns (vải, giấy, thùng carton).
  • Máy in theo kỹ thuật in flexo có thể hoạt động với tốc độ nhanh. Tốc độ cao nhất có thể đạt tới tốc độ 600m/1 phút.
  • Có thể tháo rời ống bản để in thử với số lượng nhỏ trước khi in thật.

Nhược điểm công nghệ in Flexo

  • In bằng công  in flexo ảnh hưởng xấu đến môi trường tự nhiên. Cũng như sức khỏe của người lao động. Nhất là những người làm việc trực tiếp bên máy in
  • Bản in theo kỹ thuật của flexo là bản bằng cao su nên bị phụ thuộc vào nhiệt độ. Nhiệt độ càng cao thì bản in càng nhanh hỏng. Và bản in này không lâu bền với các dung môi mực.
  • Thời gian in lâu hơn so với kỹ thuật in Offset. Lý do là mất nhiều thời gian trong công đoạn tạo bản in. Bản in sau khi in nếu có sai sót cũng không thể sửa được vì Polymer đã đông cứng.
  • Giá thành sản phẩm khi in một bản photopolymer cao. Chính vì vậy không thích hợp cho những người in với số lượng ít, in nhỏ lẻ.
  • Kỹ thuật in này chỉ thích hợp khi in theo kiểu công nghiệp với số lượng bản in rất nhiều.

5. Lỗi thường gặp khi in bằng công nghệ in Flexo

  • Mực in bị dính: Do các áp lực và do nhiệt độ thay đổi (Blocking)
  • Mực in bị lem tại bên (Feathering): Các vệt xuất hiện quanh đường biên. Do dùng mực in không phù hợp.
  • Do mực im có bọt khí ( Foaming). Do tai nạn thăng máy và do hệ thông bơm mực không đều
  • Mực in bị lốm đốm (Motled Print): Do mực in cung cấp không đều. Bên cạnh đó xuất hiện các đốm hay các kẻ sọc trên bản in
  • Mực in bị tràn , phần tử in bị to nét (fiklling in): Do thừa mực nin ỏ mép
  • Mực in truyền kém (Bad ink trasfer): Do sự bám dính của mực in yếu
  • In mực mất chi tiết (skip out): Do mự in truyền kem, bám dính không tốt
  • Lem mực (Bleeding): Màu in sau ép quá mạnh lên màu in trước và do màu thứ nhất chưa kịp khô.

Trên đây là những chia sẻ về kỹ thuật in flexco. Với những ưu điểm và nhược điểm này có thể thấy đây là kỹ thuật in phù hợp với việc in công nghiệp, tức là in với số lượng nhiều. Hy vọng những thông trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về công nghệ in này. Và có định hướng cho doanh nghiệp một cách phù hợp nhất. Xin cảm ơn!

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ TECH HARMONY

📍54c Lưu Hữu Phước, P.Cầu Diễn, Q.Nam Từ Liêm, HN

☎ 0942 92 06 92

✉ sales@tehar.vn